Pages

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Văn hóa ẩm thực Việt Nam có một tiềm năng rất to lớn

>> Nhật ký Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà NộiTS Nguyễn Nhã tại buổi giới thiệu hai công trình mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của mìnhĐộc đáo Ẩm thực Thăng Long Hà Nội tập hợp những bài viết về văn hóa ẩm thực Hà Nội với những nét rất riêng như: những đặc sản Hà thành, chợ và ăn đầu đường xó chợ”, bia vại” - cà phê chui”, đặc sản bụi”, những thay đổi trong văn hóa ẩm thực khi tiếp xúc với phương Tây của những nhà nghiên cứu, những chuyên gia ẩm thực nổi tiếng: GS.TS Nguyễn Tiến Hữu, TS Vũ Thế Long, Nguyễn Nhã, nghệ nhân dân gian Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, nhà nghiên cứu Đào Hùng. Thăng Long – Hà Nội xưa là bộ phim tư liệu quý giá mà TS Nguyễn Nhã đã đi dọc chiều dài đất nước để thực hiện từ năm 1992 với sự cộng tác của GS Trần Quốc Vượng và nhà sử học Dương Trung Quốc. Bộ phim lưu giữ nhiều hình ảnh và tư liệu mà hiện nay đã không còn. Nay được sự tài trợ của Công ty CP Dịch vụ và Truyền thông Mega, Thăng Long - Hà Nội xưa được gọt giũa lại thành 2 đĩa DVD và được sao in ra 1.000 bản gửi tặng cho các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông tại thủ đô.Ngọc Tuyết. Lễ hội có nhiều gian hàng ẩm thực, các trò chơi truyền thống, biểu diễn võ thuật, văn nghệ hai nước Việt - Hàn… Toàn bộ kinh phí thu được từ việc bán suất ăn 10.000/suất và tiền bán xổ số tại lễ hội sẽ được dùng để giúp đỡ trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn. Lễ hội là cơ hội để nhân dân hai nước thêm hiểu về văn hóa ẩm thực của nhau, góp phần thắt chặt tình hữu nghị. Nguyễn Hòa. Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra. Nem tai Hà thành Nem tai được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà Nội, món ăn này được dùng rất phổ biến trong gia đình, trong các bàn tiệc và là món quà rất có ý nghĩa mỗi khi đi xa. Không những vậy, đây còn là món ăn rất nổi tiếng với du khách thập phương. Nem tai Hà Thành Có người nói nem tai xuất xứ từ Nam Định, được du nhập vào Hà Nội bởi một người con gái, khi lấy chồng ở Ước Lễ Hà Tây đã kết hợp nem tai gia truyền với chả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để trở thành một món ăn thơm ngon và có vị rất lạ. Do đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận rất lớn, ngay từ khi chọn tai, người làm phải lấy tai của con lợn khỏe mạnh, vì như vậy thịt tai sẽ dày dặn, to bản và ít diềm hơn. Tiếp đó là làm sạch tai, đây là khâu vô cùng quan trọng và cần sự tỷ mỉ; nếu không sạch, sẽ để lại mùi và ảnh hưởng đến thời gian bảo quản. Sau đó là hấp cách thủy từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm. Công đoạn thái tai yêu cầu dao phải mài thật sắc để thái cho thật chuẩn, không được dày quá vì ăn sẽ mất ngon và cũng không được mỏng quá vì sẽ không giòn và mất vị. Thế nhưng, khâu cuối cùng quan trọng nhất, quyết định thành công của món nem tai vẫn là thính - được làm từ bột đỗ xanh, đỗ tương, gạo nếp, gạo tẻ và một số gia vị khác. Những nguyên liệu này được rang liu riu trước khi hạ thổ, rồi lại rang vàng, sau đó cho vào cối xay nhuyễn và trộn đều vào tai lợn. Khi thưởng thức, nem tai được cuộn vào chiếc bánh đa nem kèm với một vài miếng sung muối chua, một ít lá sung, lá đinh lăng, một vài lá kinh giới, cộng với một lát giò lụa hoặc một nửa chiếc nem chua, chấm vào nước mắm dấm cay nhẹ, sẽ khiến cho bạn hay bất kỳ ai đều phải nhớ mãi món ăn này. Nem nắm Giao Thủy Nem nắm Giao Thủy Nam Định nổi tiếng từ thời nhà Trần. Tương truyền rằng, khi các vua Trần chọn phủ Thiên Trường làm nơi ngự, các làng nghề đã được hình thành. Món nem nắm Giao Thủy cũng được xem là đặc sản dâng vua thời đó. Nem nắm Giao Thủy Là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, nem nắm Giao Thủy được làm từ bì và thịt lợn trộn đều với thính gạo lẫn với các phụ gia khác như tỏi và nước mắm…, rồi nắm trong lá sung và lá đinh lăng. Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới nước sôi khoảng 3- 5 phút để bì vừa dai lại vừa mềm; nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon. Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái. Thịt lợn làm nem được chọn ở phần đầu, phần thịt có lẫn chút mỡ. Vị thơm của món nem phần nhiều là do thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo thơm ngon nhất vùng chiêm trũng để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng phân biệt với vùng khác. Để thưởng thức cuốn nem nắm vào chiếc lá sung sần sần, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu xã Giao Châu, huyện Giao Thủy. Thứ nước mắm này cũng rất nổi tiếng, nó được làm theo cách cổ truyền, cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất ngót 1 năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm. Nem chua xứ Thanh Nhắc đến hương vị ẩm thực xứ Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua - có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa. Nem chua xứ Thanh Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm; thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt vừa đủ... Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu pha chế: thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, nhào trộn như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, phải thực sự là con nhà nòi mới làm nên món ăn lạ miệng và lôi cuốn. Lá chuối, lạt buộc là thứ vật liệu làm nem chua. Tước lá chuối khoảng 3 đến 4 cm, xếp gọn lên nia hoặc rổ rá, lạt buộc phải mềm, dẻo, sợi to nhỏ tùy theo kích thước của nem hiện nay thay bằng chun vòng. Đôi tay dẻo dai, mềm mại của người làm nem bắt đầu tỉ mẩn nặn từng viên thịt, thường thì kích cỡ khoảng gấp đôi quân cờ. Lá chuối khi rửa sạch, phơi khô được quấn xung quanh viên thịt có lá đinh lăng tô điểm. Quấn nhiều lá khiến chiếc nem có thể to gấp 10 lần đến 15 lần lúc đầu, thành một hình vuông xinh xắn. Những ngón tay thoăn thoắt gói khoảng 1 phút, sau đó lạt buộc chắc tay làm sao cho lá không rơi ra mà chiếc nem vẫn xanh và đẹp. Tùy theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì 1 đến 2 ngày. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà. Nem lụi Huế Nem lụi là món ăn độc đáo của Huế, rất được mọi người yêu thích, đặc biệt là các bạn gái mê ăn vặt và những đồ "cuốn cuốn, chấm chấm". Nem lụi Huế Nem lụi làm từ thịt lợn nạc còn nóng, xay nhuyễn như xay chả rồi trộn với bì và mỡ làm sạch, thái hạt lựu, nhồi kỹ, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành, mắm, đường, thính, muối... Khi khách gọi, chủ quán xiên thành từng xâu nhỏ rồi nướng trên bếp than hoa đỏ rực, thơm nức, tỏa lan khắp đoạn phố như mời gọi, như níu kéo người đi đường. Nước lèo là thứ quyết định chất lượng nem lụi, là món gia truyền khó bắt chước được. Nước lèo ăn nem lụi được chế biến từ hàng chục loại thực phẩm như dầu thực vật, vừng lạc, bột đao, một số vị thuốc bắc, thuốc nam... Tất cả các nguyên liệu đó được chế biến thành một hỗn hợp sền sệt vừa thơm vừa ngậy, ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi. Loại nước lèo này tương tự như nước lèo ăn bánh khoái, bún thịt nướng. Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung, giá sống, vài lát ớt, tỏi, gừng thái chỉ… tùy theo khẩu vị mỗi người. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau ẩm thực việt nam xanh... Nem nướng Nha Trang Đặc sản Nha Trang gồm rất nhiều món gắn với hương vị biển, nhưng cũng có những món nghe qua chẳng có gì dính dáng đến biển, trong đó có nem nướng. Nem nướng Nha Trang Món nem nướng Nha Trang được làm từ nạc đùi loại thật tươi, vừa mới xả thì khi làm nem mới ngon và thơm. Thịt vừa xẻ được xay mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Sau đó, cuốn với miếng bánh tráng mỏng dai, trong suốt cùng chả ram chiên vàng rộm; ăn kèm với các loại rau sống, rau thơm, khế chua, chuối chát... Và chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.. Chuyện bốn phương Băng tuyết cứu cha CATP Bode Bierdneau pht hiện cha mnh bị kẹt dưới xe trượt tuyết với ci chn bị thương nặng trong lc cậu khng thể li ng ra được. Chẳng c điện thoại hay GPS, cậu b 9 tuổi,. Ẩm thực phong phú, cuộc sống về đêm náo nhiệt và chi phí du lịch thấp là điểm hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 2 năm tới. CôngThương - Đây là thông tin từ cuộc Khảo sát xu hướng Du lịch toàn cầu 2011 do Công ty Visa thực hiện và chính thức công bố tại buổi tọa đàm Nhu cầu và Xu hướng phát triển của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày 12/1/2012, tại Hà Nội. Theo khảo sát của Visa dựa trên ý kiến của hơn 11.000 khách du lịch đến từ 23 quốc gia về địa điểm họ dự định tới và sở thích du lịch của họ trong những năm tới, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất của khách du lịch Hàn Quốc, Singapore, Úc, Thái Lan. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các gói khuyến mãi du lịch hấp dẫn, văn hóa ẩm thực phong phú và chi phí du lịch thấp hơn các nước khác cũng như tình hình chính trị ổn định được coi là những ưu điểm chính của du lịch Việt Nam trong hai năm tới. Nhiều khách du lịch cho rằng, họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền cao hơn để thưởng thức ẩm thực 64%, tham quan những địa danh nổi tiếng và trải nghiệm văn hóa 63%. Tuy nhiên, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào, Campuchia bà Lorijon Bacchi cho biết, bên cạnh các lợi thế, theo kết quả khảo sát của Visa, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhu cầu và xu hướng lựa chọn du lịch của du khách cũng thay đổi so với khách du lịch đã đến Việt Nam 2 năm trước đây. Trong hành trình của những khách sẽ đến Việt Nam trong hai năm tới, hầu hết du khách hy vọng được giảm nhiều chi phí, họ sẽ đi du lịch tự túc, đi các hãng hàng không truyền thống, ở khách sạn 3-4 sao, chứ không phải ở những nơi có dịch vụ cao cấp, thích khám phá văn hóa ẩm thực, trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, thăm những nơi có thắng cảnh đẹp… Kết quả từ cuộc khảo sát của Visa cũng cho thấy, kênh thông tin mà khách du lịch tìm hiểu về vùng đất sắp đến được quan tâm nhiều nhất là các trang web trực tuyến chuyên về du lịch, và một bộ phận tìm kiếm thông tin về nơi họ sẽ đến thông qua các trang web chính thống của Chính phủ, thông tin truyền miệng từ bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, phần lớn du khách đến Việt Nam thường là đi tự túc hoặc theo tour với việc đến một số nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Do đó, ngoài sự thuận lợi, thì Việt Nam đang phải đối diện với nhiều cạnh tranh từ các nước láng giềng trong việc thu hút khách du lịch. Visa khuyến cáo, thời gian lưu trú của khách du lịch cũng sẽ bị rút ngắn lại do hành trình tour đến nhiều quốc gia. Nhu cầu mua bảo hiểm du lịch của khách cũng sẽ gia tăng, đặc biệt khách du lịch sẽ chi tiền nhiều hơn cho việc mua hàng lưu niệm và rất quan tâm đến tiện ích thanh toán bằng thẻ tại các nhà hàng, nơi nghĩ dưỡng, điểm mua sắm…Vì vậy, Visa cho rằng, Việt Nam cần đưa ra các hoạt động giảm giá và ưu đãi hấp dẫn, các dịch vụ am thuc viet nam khách sạn giá rẻ trong nước nên khuyến khích việc thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ông Nguyễn Quý Phương-Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch đánh giá cao cuộc khảo sát của Công ty Visa. Những thông tin từ khảo sát của Visa sẽ hữu ích cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp lữ hành có chiến lược xây dựng sản phẩm cũng như cách thức quảng bá tới các thị trường khách du lịch tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin thiết thực đó, cuộc khảo sát cũng chưa nhắc đến được thị trường gửi khách trọng điểm của Việt Nam, cũng như các lợi thế, tiềm năng khác có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách đó là du lịch biển. Vì thế, trong thời gian tới, ngành du lịch rất cần sự hợp tác, hỗ trợ từ phía Visa để tiến hành các hoạt động khảo sát, xúc tiến, quảng bá sâu rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, từ đó có những chương trình quảng bá cụ thế đến các thị trường của du lịch, nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị. Ở miền Nam, các món kho, từ kho tộ, kho ram, đến kho tàu với nguyên liệu chính là thịt heo, hay cá lóc cá quả, ngoài các gia vị cần thiết thì không thể thiếu một loại gia vị tạo hương vị và màu sắc hấp dẫn cho món ăn là nước màu dừa. Nước màu dừa là một chế phẩm đặc biệt, làm từ nguyên liệu chính là nước dừa. Khi ướp gia vị cho món kho, chỉ cần thêm vào ¼ muỗng cà phê nước màu dừa cho 1 kg thịt hoặc cá là đủ. Nhờ nước màu dừa, món kho sẽ có màu nâu cánh gián rất đẹp và có hương vị đậm đà khó quên. Có người đã dùng caramel đường cát bị đốt cháy đen để ướp món kho, nhưng kết quả không thể nào sánh dược với nước màu dừa từ hương vị cho đến màu sắc. Tuy nhiên, để có được nước màu dừa đúng chất lương” là cả một kỳ công của những người phụ nữ quê dừa. Với người miền Nam, để có được món kho, không thể thiếu nước màu dừa. Nước màu dừa có nguồn gốc từ xứ dừa Bến Tre, nơi có những vườn dừa mênh mông. Trước đây, khi tới kỳ thu hoạch – thường là mỗi tháng, hay tháng rưỡi - những quả dừa khô được hái gom về chất đống trên sân của chủ vườn và được tiêu thụ chủ yếu là phần cơm dừa. Để lấy cơm dừa, người ta phải đập bể trái dừa, bỏ nước dừa đi. Phần nước dừa nầy nếu có ai hỏi xin thì chủ sẽ cho không. Những người phụ nữ nghèo vùng quê thường tranh thủ gom số nước dừa này về nấu thành nước màu dừa còn gọi là thắng nước màu dừa. Trước đó, phải gom, lượm các quả dừa điếc, cành dừa rụng, nhánh cây củi khô… làm chất đốt để không phải tốn tiền mua. Vì thế, nước màu dừa có thể xem là sản phẩm của người dân nghèo của miền quê. Chế biến nước màu dừa rất công phu. Để biến chảo nước dừa trong, loãng thành một sản phẩm có độ keo, sền sệt phải nấu liên tục 24 giờ, luôn giữ ngọn lửa cháy đều và canh khi nước dừa trong chảo cạn lưng chảo phải châm đổ thêm vào. Thường thì người ta thắng nước màu dừa bằng chảo gang.Thoạt đầu, nước dừa được đổ đầy chảo, đun cho sôi, khi thấy nước dừa trong chảo cạn bớt thì châm thêm nước dừa vào cho đến khi nước sệt nhiều, sau đó phải để lửa nhỏ, canh cho nước màu tới” có độ keo, sánh là đạt. Thông thường, với lượng nước dừa khoảng 480 lít, sẽ thu được non 20 lít nước màu, tức là khoảng 4% dung tích ban đầu. Loại nước màu dừa tốt này không có màu thực phẩm và chất bảo quản, có thể để dành sử dụng cả năm không sợ hư, mốc và khi dùng nó để nấu món kho, thì cái màu sắc và hương vị độc đáo của món kho là không có gì so sánh được. Phương Mai .
Món gì khác có thể ngán, nhưng canh chua thì ăn hoài quanh năm vẫn còn thèm, có thể là nhờ vị chua nên ăn cơm với canh chua ngon miệng hơn, lại giúp giải ngán cho những món chiên xào nhiều dầu mỡ. Canh chua lại biến tấu rất phong phú và đa dạng, từ nguyên liệu chính đến gia vị tạo chua, đặc biệt vị chua của canh cũng rất khác biệt giữa các vùng miền. Miền Bắc chuộng vị chua thanh dịu, miền Trung ưa vị chua lẫn chát, trong khi miền Nam thì khoái khẩu với cái vị chua chua ngọt ngọt. Gia vị để tạo chua có thể là lá như lá giang, me non, cóc non, lá dít…; có thể là quả như sấu, tai chua, dọc, nhót, khế, me, chanh, bần, giác, cà chua, thơm…; có thể là dưa muối như cải chua, măng chua, bông súng… hay cả từ cơm mẻ. Nguyên liệu chính để nấu canh chua có thịt, thủy hải sản cá, mực, tôm, hến, nghêu, phổ biến nhất là canh chua nấu cá. Miền nào thức ấy, mỗi vùng có một loại cá đặc sản” làm nên món canh chua của địa phương mình, không thể lẫn với nơi khác. Nhưng, dù là cá sông hay cá biển, tô canh chua muốn ngon thì cá phải tươi. Rau ăn kèm trong nồi canh chua cũng tùy nơi, phổ biến nhất bạc hà, giá, đậu bắp, đặc biệt miền Nam có những loại ăn kèm độc đáo như bông so đũa, bông điên điển, bông lục bình... Mỗi món canh chua có hương vị khác nhau nên cũng có sức hấp dẫn riêng. Canh cá rô nấu với lá me non. Canh cá lạt nấu với lá dít. Canh cá cờ hay cá lóc nấu với lá cóc non. Canh cá bống nấu với lá giang. Lá nấu thường phải vò nát trước khi cho vào nồi mới ra hết chất chua. Canh tép nấu với trái giấm. Canh cá ngát nấu với trái bần. Canh cá lăng nấu với măng chua. Canh cá chạch nấu với cơm mẻ và bông so đũa. Đặc biệt ở vùng Kiên Giang còn có canh chua nấu với sả nghệ không vùng nào có. Cá chai, cá dẩu, cá cơm, cá nục, cá ngạnh, cá dò, cá linh, cá bông lau, cá lóc…, cá nào nấu canh chua cũng ngon. Ăn canh chua phải có chén nước mắm nguyên không pha, giằm thêm vài trái ớt hiểm, vừa ăn vừa hít hà mới đã. Có thể nói, canh chua chứa đựng cả một nghệ thuật ẩm thực với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Và vì vậy, ăn canh chua không chỉ ăn bằng miệng, mà còn bằng mắt, bằng mũi. Tô canh thường đủ sắc trắng, xanh, vàng, đỏ và phải thật nóng, khói bốc nghi ngút mang theo mùi chua cay lẫn mặn ngọt, ngửi thôi đã thấy thèm. Canh chua ăn thường ngày với bát cơm trắng nóng hổi, nhưng khi có khách lại biến tấu thành lẩu chua”. Cái nồi lẩu cho vào gia vị chua, rồi thả cá vào, nêm nếm cho vừa miệng. Rổ rau để bên cạnh: rau muống, bắp chuối, rau nhút..., vừa ăn vừa nhúng rau, đơn giản vậy mà có khi lai rai đến hết buổi. MAI THẢO. Michel Roux tận tình hướng dẫn các đầu bếp trẻ người Việt... Là trung tâm của vùng đất phương Nam, dân cư ba miền hội đủ, từ lâu là nơi giao tiếp quan trọng với thế giới nên Sài Gòn là trung tâm kinh tế, văn hóa và cũng là nơi có nền ẩm thực phong phú đa dạng nhất, đáp ứng mọi nhu cầu cho thực khách trong nước, ngoài nước. Có thể nói, ẩm thực Sài Gòn có thể đáp ứng cho người ăn ở bất cứ nơi đâu, bất cứ món gì. Dân Sài Gòn xưa nay lao động cật lực mà ăn chơi cũng thả giàn”. Ngày nay, mức sống của người dân đã được nâng lên, việc mua sắm, ăn uống cũng được quan tâm tối đa. Lễ lộc, tết nhất, đám cưới, sinh nhật… ăn uống linh đình đã đành, ngày thường bạn bè gặp nhau cũng thường kéo vào quán ăn, vừa nhâm nhi vừa hàn huyên tâm sự. Cha mẹ ở dưới quê lên, con cái dẫn vào nhà hàng, kêu mấy món độc” để cha mẹ ăn cho biết” với người ta, họ hàng ở nước ngoài về, em cháu mời tới nhà hàng sang trọng chiêu đãi để khoe những món ngon của xứ sở quê mình. Chuyện ăn uống là nhu cầu của nhân loại nhưng nó biểu hiện sự văn minh, trình độ văn hóa và sự hiểu biết sâu rộng về sức khỏe của một con người, một gia đình và một dân tộc. Người Việt Nam có cách ăn của người châu Á, ăn nhỏ nhẻ, uống từ tốn, ngồi có nơi có chốn, biết nhường trên, nhịn dưới. Người Việt Nam, mà nói riêng người Sài Gòn, từ cách nấu nướng cho đến cách ăn cũng điệu nghệ” không thua kém một nước nào trên thế giới. Món ăn hầu hết được nấu theo phương thức mà người nước ngoài rất thích là ít dầu mỡ, nhiều dinh dưỡng, quân bình tính âm dương, màu sắc bắt mắt và mùi vị thì tuyệt vời. Món ăn có thể được nấu theo kiểu nguyên bản mà cũng có thể chế biến theo kiểu kết hợp Âu Việt, hòa đồng giữa Bắc Trung Nam cho hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, hương vị thơm thơm ngòn ngọt, dùng nhiều rau và luôn tươi sống. Chẳng hạn món thịt bò bít tết của Tây thì ở ta miếng thịt được xắt mỏng hơn, nấu chín hơn, nhiều gia vị và ăn kèm với nhiều rau hơn. Món bún bò Huế của Huế thì độ cay nhẹ hơn, nước dùng béo và kèm nhiều rau hơn, món phở của miền Bắc thì nhiều thịt, vị ngọt và nhiều rau giá hơn. Không thể kể hết những món ngon và hệ thống nhà hàng, quán ăn có mặt tại Sài Gòn. Chỉ cần một chiếc lò than và một ít dụng cụ nấu nướng là người nấu có thể nấu hoặc nướng những món ăn vừa nóng vừa ngon miệng bán cho dân lao động ngồi tạm bợ bên vỉa hè như cháo lòng, bún riêu, bắp khoai, mực nướng… hay những chiếc bánh xèo bình dân nóng hổi vàng ruộm. Muốn ăn bánh xèo hàng hiệu” thì đến Đinh Công Tráng hoặc bánh xèo Bà Mười Xiềm”. Buổi sáng, bạn là học sinh, ẩm thực việt nam sinh viên muốn gọn nhẹ, kinh tế thì gặm” ổ bánh mì thịt nóng giòn cũng đủ no bụng, hay muốn ăn dĩa bánh cuốn nóng hôi hổi, miếng chả trắng thơm thì đến đường Cao Thắng hoặc bất cứ quầy bánh cuốn nào ở vỉa hè. Muốn ăn cơm tấm ngon thì đến Thuận Kiều là thương hiệu nổi tiếng với gần mười chi nhánh rải rác từ Chợ Lớn, Sài Gòn đến Bình Thạnh. Hủ tiếu, phở là món ruột” của dân thành phố thì nơi nào mà không có… Buổi trưa, nếu không có thời gian, bạn có thể tạt vào các quán ăn bình dân hoặc các nhà hàng máy lạnh ăn cơm trưa văn phòng” với giá cả hợp túi tiền của giới công nhân viên. Ai thích trở về với hương đồng cỏ nội” thì tìm quán cơm niêu với những món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp bầu, ếch xào lăn, cá bống dừa kho tiêu, canh chua cá rô bông điên điển… Dân nhậu” muốn lai rai bên nồi lẩu thì có nhiều món hấp dẫn dành cho người sành ăn”: lẩu Thái, lẩu chua cá ngát, lẩu hải sản, lẩu dê, lẩu bò, lẩu mắm, lẩu nấm… Lẩu là món ăn được người ăn ưa thích nhất, những buổi tiệc đông người luôn có lẩu, lẩu hiện diện trên từng cây số”. Buổi tối, ẩm thực Sài Gòn mới thật sự lên ngôi. Những quán chè, kem, sinh tố, cà phê… lên đèn nhấp nháy vẫy gọi, mời mọc giới trẻ. Người có tuổi muốn bồi dưỡng sức khỏe thì đến tiệm ăn của người Hoa để ăn món gà ác và nhiều món khác hầm thuốc bắc, rồi uống trà sâm, ăn chè sen, chè trứng cút. Giới doanh nhân hay người có thu nhập cao thường mời nhau vào các nhà hàng sang trọng: Legend, Hyat, Majestic… để ăn, uống những món Tây chính hiệu hoặc món Việt cao cấp. Việt kiều sống ở nước ngoài lâu ngày, quanh năm suốt tháng đa phần ăn uống thức ăn nguội lạnh chứa sẵn trong hộp, về Việt Nam được ăn cá thịt tươi sống, rau quả, trái cây vừa chín tới mới thấy ẩm thực quê mình là hảo hạng nhất trần gian. Khách nhàn du muốn ngắm sông về đêm thì bước lên những chiếc du thuyền ở bến Bạch Đằng để được thuyền đưa đi một đoạn sông Sài Gòn, vừa ngắm cảnh, nghe nhạc sống và vừa thưởng thức những món ăn, thức uống mình ưa thích. Khách đi đêm về khuya hoặc người lao động làm những nghề ban đêm, lúc đói lòng tạt qua chỗ chị bán xôi mặn, mua một gói xôi nóng hổi 5-10 ngàn đồng, hay ăn chén cháo trắng với cá cơm kho mặn là có thể no bụng đến sáng hôm sau. Nếu có điều kiện, bạn nên đến Sài Gòn và nếm qua những món ngon vật lạ của Thành phố ẩm thực” miền nhiệt đới đôi lần cho biết. Tuy nhiên, ẩm thực dân tộc mới chỉ được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược xúc tiến du lịch Việt Nam ra nước ngoài nên chưa tạo dấu ấn rõ ràng đối với bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, năm 2011, ngành du lịch sẽ có kế hoạch xúc tiến riêng về văn hóa ẩm thực, giới thiệu món ăn Việt Nam tới các thị trường ASEAN, châu Âu, Trung Quốc, Đông Bắc Á.... Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã tặng 1.000 suất ăn chay miễn phí cho người nghèo. Ngày hội ẩm thực chay mùa báo hiếu diễn ra đến hết ngày 22-8.H.Nam. Nhiều người lựa chọn mua thịt chó về nhà thưởng thức thay vì đến quán. Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến ẩm thực việt nam thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
 
Lên đầu trang