Pages

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Siết chặt luật xây dựng với nhà đầu tư nước ngoài

Nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài về vấn đề xây dựng tại Việt Nam. nhà nước đã bạn hành luật đất đai, xây dựng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo dự thảo Thông tư quy định về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam, nhà đối tượng này chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Điều này giúp chúng ta quản lý dễ dàng hơn về dự án cũng như các nhà đầu tư. Đảm bảo an toàn về mọi lĩnh vực trên cả nước.
Chỉ được hoạt động khi có phép

Có sự siết chặt trong quản lý: Dự thảo Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh, áp dụng quy định đối với nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam gồm các lĩnh vực: Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; cung cấp vật tư - thiết bị công nghệ kèm theo dịch vụ kỹ thuật liên quan đến công trình xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.Những vấn đề này cần được quản lý chặt chẽ không những giúp cho chúng ta có được một hệ thống vững chắc hơn. Không phải lo đến những hành vi, ý đồ xấu có thể sảy a nữa.

Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các pháp luật khác có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.

Về nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Không được tự ý làm theo ý kiến riêng của mình kể cả người Việt Nam cũng vậy. Cần siết chặt chứ không thể buông lỏng. Nếu không sẽ có những kẻ gian lợi dụng khe hở của luật pháp làm xằng, làm bậy dẫn đến hậu quả không lường trước được.

Tại Điều 8 của dự thảo Thông tư đã quy định thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A, các gói thầu công trình cấp 1 và các gói thầu khác thuộc dự án trên địa bàn hai tỉnh trở lên; điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do Bộ cấp; yêu cầu Sở Xây dựng thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng nếu nhà thầu vi phạm hoặc giấy phép hoạt động xây dựng do Sở cấp không đúng quy định. Những hành vi này chính là hành vi làm trái pháp luật chúng ta cần phải nghiêm minh hơn nữa để tránh tình trạng đó sảy ra.

Sở Xây dựng địa phương cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm B, C, các gói thầu công trình cấp 2 trở xuống tại địa phương và cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng tại địa phương nơi có dự án hoặc nơi chủ đầu tư dự án đăng ký trụ sở. Đồng thời điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng do Sở cấp.

Đối với các trường hợp không được cấp giấy phép hoạt động xây dựng gồm: Nhà thầu không được xem xét cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi không sử dụng thầu phụ Việt Nam theo hồ sơ đã được cấp giấy phép hoạt động xây dựng trước đó. Không thực hiện chế độ báo cáo từ 2 kỳ trở lên theo quy định tại Thông tư này đối với các công việc nhận thầu theo giấy phép hoạt động xây dựng đã được cấp trước đó. Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan, như quy định về sử dụng lao động, an toàn lao động, nộp thuế, chất lượng công trình... và đã bị xử phạt do vi phạm các quy định này từ 2 lần trở lên. Cụ thể như một số dự án chung cư cao cấp, giá rẻ tại Hà Nội cũng có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài .... Một số dự án tiêu biểu thuộc dự án chung cư giá rẻ như: hh2 Linh Đàmhh2c Linh Đàmvp7 Linh Đàm ...

Ngoài ra, nhà thầu bị đình chỉ công việc đang thực hiện khi không sử dụng thầu phụ Việt Nam theo hợp đồng đã ký kết có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng và chỉ được tiếp tục thực hiện khi đã sử dụng thầu phụ Việt Nam như hợp đồng đã ký kết. Không thực hiện các quy định của pháp luật liên quan. Tuy nhiên việc đặt ra quy định vẫn có nhiều kẽ hở khiến nhiều kẻ gian vẫn lợi dụng được điều đó, gây ra những hậu quả khó lường trước.

Cũng tại Điều 14 đã quy định trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài. Theo đó, chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm theo quy định tại Điều 75 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hoặc khi ký hợp đồng giao nhận thầu khi chưa có Giấy phép hoạt động xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà thầu nước ngoài nhưng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng nếu nhà thầu không xuất trình được giấy phép hoạt động xây dựng thì phải tạm dừng hợp đồng cho đến khi có giấy phép.

Hướng dẫn nhà thầu nước ngoài tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hỗ trợ nhà thầu nước ngoài trong việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến công trình nhận thầu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đảm bảo quyền lợi nhà thầu trong nước

Trong khi chúng ta siết chặt những quy định đối với nhà thầu nước ngoài đồng thời cũng có những chính sách đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Cho thấy rằng không phải chúng ta làm khó họ mà cũng có những chính sách khác giúp nhà thầu nước ngoài có cơ hội phát triển tại Việt Nam. Đồng thời điều này cũng tạo nên ấn tượng tốt đẹp của nhà thầu nước ngoài đối với người Việt Nam, tăng trưởng vốn đầu tư ngoại đối với bất động sản nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, với xấp xỉ 80% số phiếu tán thành trên tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội chính thức thông qua toàn văn Luật Xây dựng sửa đổi. Tại kỳ họp này, quan điểm phải thực hiện việc cấp phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài được bảo lưu.

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình trước khi đại biểu bỏ phiếu biểu quyết nêu rõ, có ý kiến cho rằng việc cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, chưa thực sự phù hợp với Luật Đấu thầu mà Quốc hội mới thông qua. Do vậy, ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 150 lượt nhà thầu nước ngoài vào thực hiện các công trình xây dựng, trong đó khoảng 90% thực hiện các công trình vốn FDI và các công trình không phải vốn nhà nước chưa được Luật Đấu thầu điều chỉnh. Vì vậy, việc tăng cường quản lý đối với nhà thầu nước ngoài là cần thiết.

Siết chặt luật đất đai vói  người nước ngoài

Việc tăng cường quản lý đối với các nhà thầu nước ngoài là cần thiết và tránh được nhiều rủi ro đối với chúng ta do những nhà thầu không có hoặc thiếu năng lực. Nếu vấn đề này sảy ra không chỉ những nhà thầu đó bị thiệt hại nặng nề mà đến chúng ta cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Bởi lẽ ngay như tại Malaysia, Philippines thì các nước này đã cấp giấy phép cho từng trường hợp nhận thầu. Hay như tại là Trung Quốc, Indonesia, việc cấp phép được áp dụng theo thời hạn và bắt buộc phải lập văn phòng đại diện để thực hiện kinh doanh tại nước họ. Hoặc có nước quy định đối với các liên doanh xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài trong liên doanh lớn hơn 30%, 50% thì vẫn coi là nhà thầu nước ngoài và phải thực hiện việc đăng ký để xin cấp giấy phép như những nhà thầu nước ngoài khác như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia...

Về các lý do trên, nhằm hướng dẫn Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
 
Lên đầu trang