Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Thống khổ của người dân vì phí bảo trì chung cư

Ngoài số tiền bỏ ra để mua căn hộ thì người dân cần bỏ ra nhiều khoản chi phí khác như phí bảo trì. Những khoản tiền nghe có vẻ rất ít này tính ra lại có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng tiêu biểu như số tiền về phí bảo trì chung cư.

Phí bảo trì chung cư là 2% tổng giá trị căn hộ mà người mua nhà phải nộp để đanh cho quỹ bảo trì tòa nhà. Đây không phải là số tiền nhỏ có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn đang chây ỳ không bàn giao cho cư dân theo quy định.
Theo quy định khi mua căn hộ chung cư thì khách hàng phải đóng số tiền bằng 2% tổng giá trị căn hộ để dành cho quỹ bảo trì tòa nhà. Khoản phí này do chủ đầu tư tạm giữ sau đó sẽ được bàn giao lại cho ban quản trị nhà chung cư để quản lý.
Thế nhưng với số tiền chỉ 2% đó nhưng cả một tòa nhà chung cư lại có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Người dân có thể được sống trong một môi trường an toàn với số tiền mà mình bỏ ra để duy trì và sửa chữa khi có hỏng hóc sảy ra. Thế nhưng gần đây lại có nhiều chủ đầu tư làm lơ với quy định cố tình chây ỳ không bàn giao khoản kinh phí này cho ban quản lý tòa nhà. Có lẽ đồng tiền, lợi nhuận đã che lấp con người họ số tiền đó quá lớn để người ta có thể dễ dàng nảy sinh lòng tham mà không biết rằng đó là mồ hôi, nước mắt, những khổ cực mà người dân phải trải qua.
Để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình bạn nên quyết định đúng đắn trước khi mua nhà hay căn hộ tại dự án nào đó. Những căn hộ, những dự án có chủ đầu tư uy tín như: hh2 Linh Đàmdự án hh2c Linh Đàmvp7 Linh Đàm … là dự án luôn được người dân tin tưởng và chọn mua nhiều nhất.

Thời gian qua, BQT tòa nhà chung cư cao cấp Keangnam (Hà Nội) đã phải 2 lần gửi đơn thư kiến nghị lên Thủ tướng vì lo ngại Tập đoàn Keangnam có nguy cơ phá sản dẫn tới mất khả năng thanh toán quỹ bảo trì 2% cho người dân.
Chung cư Keangnam được xây dựng từ năm 2008 đến 2011 được đưa vào sử dụng, với 922 căn hộ cao cấp, giá bán trung bình 60 triệu đồng/m2 nên quỹ bảo trì chung cư Keangnam theo ước tính của BQT khoảng 160 tỷ đồng (chưa tính lãi suất ngân hàng), trong khi phía chủ đầu tư Keangnam thông báo là 125 tỷ. Với mức tiền thông báo này dù cho chủ đầu tư có hoàn trả lại hết tiền bảo trì thì chủ đầu tư họ cũng đã có một số tiền quá lớn trong tay. Thế nhưng người ta nói lòng tham không đáy nên càng vơ vét được bao nhiều CDT họ càng ăn nhiều bấy nhiêu.
Sau nhiều lần đại diện cư dân gửi đơn thư kiến nghị tới các cơ quan chức năng, chủ đầu tư Keangnam Vina đã gửi BQT cam kết sẽ trả số tiền bảo trì theo tiến độ mỗi tháng 20 tỷ đồng bắt đầu từ tháng 7/2015, và đồng ý thực hiện kiểm toán để xác minh tổng số tiền quỹ bảo trì. Tuy nhiên, chủ đầu tư không chuyển trả theo kế hoạch này.
Cho đến nay, ngoài 2 tỷ đồng duy nhất được chủ đầu tư chuyển giao theo văn bản cam kết vào đồng tài khoản giữa BQT và đại diện Công ty Keangnam vào ngày 12/6/2015, BQT chung cư Keangnam cho biết không nhận được thêm khoản tiền nào của quỹ bảo trì. Vậy thử hỏi số tiền ấy đã đi đâu trong vài năm? Có lẽ câu trả lời mọi người đã biết: số tiền đó nằm gọn gàng trong túi của nhà đầu tư rồi.
Đáng nói, gần đây nhất ngày 28/8, phía Keangnam Vina lại trả lời BQT rằng, việc cam kết trả quỹ bảo trì với tiến độ 20 tỷ mỗi tháng là do Keangnam Vina tự ý đưa ra nên không có giá trị vì chưa được cấp trên phê duyệt nên xin thêm 20 ngày để xin cấp trên phê duyệt kế hoạch trả quỹ bảo trì cho BQT. Nhưng đến nay quá hạn mà BQT vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức nào thêm.
Trước tình trạng trên, BQT cư dân Keangnam tiếp tục kiến nghị Thủ tướng chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc buộc chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện việc trả lại quỹ bảo trì 2% cho BQT. Trước đó, cư dân tòa nhà đã kiến nghị lên Thủ tướng lần thứ nhất vào ngày 8/5.


Cũng giống Keangnam, hàng loạt chung cư khác trên địa bàn TP Hà Nội như The Manor, Sky City, Tổ hợp chung cư NO5 ở Trung Hòa - Nhân Chính… cũng nhiều năm nay BQT cùng cư dân đấu tranh đòi chủ đầu tư trả lại phí bảo trì nhưng vẫn chỉ được trả “nhỏ giọt”, thậm chí còn không trả.
Gần 1.000 hộ dân của chung cư N05 khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (Cầu Giấy, Hà Nội) được nhận nhà từ năm 2012 và đến năm 2013 đã thành lập được BQT, nhưng chủ đầu tư là Tổng Công ty Vinaconex vẫn cố tình không trả lại phí bảo trì.
Với số tiền phí bảo trì hơn 70 tỷ đồng, BQT đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng quy định nhưng Vinaconex vẫn “làm ngơ” không chịu bàn giao, trong khi chung cư đã có nhiều hạng mục xuống cấp mà BQT muốn sửa chữa nhưng không có kinh phí.
Tại khu chung cư cao cấp Sky City (88 Láng Hạ, Hà Nội), sau thời gian dài đấu tranh cư dân mới đòi lại được gần 30 tỷ đồng, còn lại gần 10 tỷ đồng phí bảo trì từ các căn hộ cư dân đã mua hiện vẫn chưa được chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Hanotex.
Cùng với đó, số tiền phí bảo trì ở các phần diện tích chủ đầu tư giữ lại ở 12 tầng tòa A và 3 tầng tòa B, tầng hầm, penhouse… cư dân mới chỉ nhận được 50%, còn lại vẫn bị chủ đầu tư “om”.
Số tiền 2% phí bảo trì, người dân thường phải đóng cho chủ đầu tư ngay khi mua nhà thì mới được nhận nhà ở, thế rồi sau đó lại phải chạy theo “đòi” lại từ chủ đầu tư chính số tiền mình đã bỏ ra là câu chuyện thật nực cười, nhưng lại đang khá phổ biến ở nhiều chung cư hiện nay. Nhà xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa sẽ khiến tòa nhà mất an toàn, còn người dân thì ngán ngẩm với chung cư. Trong khi đó, vai trò của các cơ quan chức năng trong vấn đề này dường như vẫn mờ nhạt…
Hầu hết các chủ đầu tư này là chủ những dự án chung cư cao cấp nên số tiền phí bào trì 2% tưởng nhỏ nhưng khi tính ra con số lại không hề nhỏ chút nào. Vậy nên quý khách hàng hãy nên chuẩn bị trước những tình huống như thế này có thể sảy ra để không phải hối tiếc khi đã lựa chọn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
 
Lên đầu trang