9 đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
Trong văn hóa ẩm thực, Việt Nam với nhiều món ăn ngon luôn đem lại cho người dùng những hương vị khác nhau. Từ những món ăn dân giã đời thường đơn sơ mộc mạc đến những món ăn phức tạp và cầu kỳ đều mang lại những vẻ riêng. Không phải chỉ có những món ăn xa hoa, đắt đỏ mới để lại những ấn tượng với người dùng. Chỉ đơn giản thôi những món ăn gắn liền với cuộc sống thôn quê cũng cho bạn những sự hấp dẫn khó quên dù đi đâu vẫn luôn nhớ đến. Chẳng vậy mà đã có câu thơ:" Anh đi ăn nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"
Với ẩm thực 3 miền Việt Nam mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ảnh truyền thống và đặc trưng của mỗi người dân ở từng vùng miền.
Đậm đà hương vị
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam luôn mang chứa đựng hương vị đậm đà . Một thói quen của người Việt đó là sử dụng nước mắm trong mỗi bữa ăn. Nước mắm dùng để nêm hay để làm gia vị thêm nếm trong mỗi món. Với mỗi món ăn ngon khác nhau lại có loại nước chấm khác nhau phù hợp với từng hương vị và món ăn giúp cho món ăn thêm đậm đà hương vị.
Món ăn ít mỡ
Người Việt Nam có thói quen sử dụng nhiều rau, củ quả trong các món ăn mỗi ngày. Đây là điểm khác biệt với các nước khác. Sử dụng ít dầu mỡ trong chế biến không giống như các nước phương Tây yêu thích những món ăn nhiều dầu mỡ.
Tổng hòa nhiều chất và gia vị
Ẩm thực Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cá cùng nhiều loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác như chua, cay, mặn, ngọt,..
Ngon và lành tính
Văn hóa ẩm thực Việt Nam từ xưa đến nay đều mang trong mình đặc tính ngon lành. Những món ăn đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt lành tính với con người. Ẩm thực Việt Nam ngon là sự kết hợp của nhiều món, nhiều loại gia vị khác nhau để căn bằng âm dương như những đồ ăn mang tính hàn thường được thêm nếm gia vị mang tính ấm nóng như gừng, rau răm để tạo nên sự hài hòa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Thói quen dùng đũa
Đối với người Việt đôi đũa quá gần gũi thân quen trong từng bữa ăn. Đây như một nét đặc trưng riêng của người Việt khó có thể thay thế được ngay cả khi những món ăn nướng người Việt cũng ít khi sử dụng nĩa hay xiên thức ăn. Đôi đũa như một nét văn hóa ẩm thực Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu. Gắp sao cho khéo cho chặt để thức ăn không bị rơi.
Tính cộng đồng
Mới nghe chúng ta sẽ khó hiểu những thật sự khi tìm hiểu rõ thì nét đặc trưng này luôn luôn xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người Việt. Tính cộng đồng được thể hiện ở ngay thói quen ăn uống của Việt Nam. Một bát nước chấm được đặt ở giữa mâm để châm chung hay được chia sẻ ra những bát nhỏ từ bát chung ý đã thể hiện được nét văn hóa đẹp trong ẩm thực Việt Nam
Hiếu khách
Lời mời luôn xuất hiện cùng người Việt trước mỗi bữa ăn. Không chỉ thể hiện sự lễ phép của con cháu với cha mẹ, ông bà mà còn là tình cảm, sự quan tâm hay hiếu khách khi đến nhà chơi.
Sự hòa đồng, đa dạng
Người Việt luôn tiếp thu những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác và từ đó cải biến lên những món ăn của riêng của mình. Mang lại sự đa dạng, phong phú cho nét đẹp ẩm thực Việt Nam. Từ Bắc vào Nam khắp miền của đất nước chúng ta luôn tìm được những món ăn ngon và điểm nổi bật trong ẩm thực của mỗi miền.
Dọn thành mâm
Người Việt hay có dọn thức ăn sắp sẵn ra mâm trong mỗi bữa ăn. Đây là một nét đặc trưng riêng không phải nước nào cũng có. Dọn nhiều thức ăn sẵn trên bàn ăn và cùng thưởng thức hương vị của các món ăn.
Với những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam chúng ta như hiểu sâu thêm về những thói quen hay những nét đẹp trong ẩm thực Việt Nam tuy đơn sơ nhưng lại rất ấm cúng và thân thiết chứa đựng nhiều tình cảm sự giản dị của người Việt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét