Người Trung Quốc tiêu thụ thịt chó với số lượng rất lớn. Một nhóm hoạt động vì môi trường đã tế sống những con chó vừa thui ngoài chợ để kêu gọi dân Trung Quốc bỏ thói quen ăn thịt chó. Các nhà hàng Hàn Quốc sẽ cung cấp các món ăn với giá rẻ tại lễ hội. Đâù bếp Nguyễn Văn Nhiên từ Việt Nam sang chuẩn bị món phở. Những món ăn mang đậm hương vị Việt giơí thiêụ tại liên hoan ẩm thực có sự góp sức của đâù bếp từ Việt Nam sang. Trong không gian ấm cúng của nhà hàng, nhiêù tranh vẽ về di sản văn hóa, thiên nhiên, nét đẹp cuộc sống và con ngươì Việt Nam của các họa sĩ Việt Nam và Thái-lan được trưng bày, giúp khách tơí đây hiêủ biết thêm về đất nước Việt Nam. Bức họa rồng Việt Nam của họa sĩ ngươì Thái Somyot vẽ ngay tại lễ khai mạc và vũ điêụ áo dài góp phần quảng bá văn hóa Việt. Họa sĩ Somyot cộng tác vơí phòng tranh 333 của nhà sưu tập tranh Thira, từng đến Việt Nam tham gia trưng bày tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh cách đây hai năm. Tơí dự lễ có Đại sứ nước ta tại Thái-lan Ngô Đức Thắng cùng nhiêù cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, thành viên Hôị hưũ nghị văn hóa Thái-Việt, bà con Việt kiêù Bangkok, bạn bè quốc tế, phóng viên báo chí Thái-lan và Việt Nam. Phát biêủ ý kiến, Đại sứ Ngô Đức Thắng nhấn mạnh, Việt Nam và Thái-lan là hai dân tộc cùng nằm trong nền văn minh lúa nước. Ngày nay, việc đi lại, viếng thăm giao lưu của ngươì dân thuận lơị hơn trước đây rất nhiêù. Việc truyền bá, chiêm nghiệm ẩm thực việt nam ngày tết văn hóa ẩm thực của các dân tộc anh em càng được chú trọng. Thơì gian gần đây, nhiêù hoạt động cụ thể, ý nghĩa giơí thiêụ về Việt Nam được tổ chức tại Thái-lan đã góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, giúp nhiêù ngươì đoàn kết, hiêủ biết nhau hơn và để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. Liên hoan ẩm thực kéo dài đến ngày 28-6. Đại sứ Ngô Đức Thắng ngôì giưã cùng các vị khách tại lễ khai mạc. Họa sĩ Somyot vẽ rồng Việt Nam. TRƯỜNG SƠN. Trang chủ Thời sự Vấn đề h�m nay Trật tự x� hội Kinh tế B�nh y�n cuộc sống X� hội từ thiện Văn h�a Sức khoẻ cộng đồng Thể thao Quốc tế .. Món gì khác có thể ngán, nhưng canh chua thì ăn hoài quanh năm vẫn còn thèm, có thể là nhờ vị chua nên ăn cơm với canh chua ngon miệng hơn, lại giúp giải ngán cho những món chiên xào nhiều dầu mỡ. Canh chua lại biến tấu rất phong phú và đa dạng, từ nguyên liệu chính đến gia vị tạo chua, đặc biệt vị chua của canh cũng rất khác biệt giữa các vùng miền. Miền Bắc chuộng vị chua thanh dịu, miền Trung ưa vị chua lẫn chát, trong khi miền Nam thì khoái khẩu với cái vị chua chua ngọt ngọt. Gia vị để tạo chua có thể là lá như lá giang, me non, cóc non, lá dít…; có thể là quả như sấu, tai chua, dọc, nhót, khế, me, chanh, bần, giác, cà chua, thơm…; có thể là dưa muối như cải chua, măng chua, bông súng… hay cả từ cơm mẻ. Nguyên liệu chính để nấu canh chua có thịt, thủy hải sản cá, mực, tôm, hến, nghêu, phổ biến nhất là canh chua nấu cá. Miền nào thức ấy, mỗi vùng có một loại cá đặc sản” làm nên món canh chua của địa phương mình, không thể lẫn với nơi khác. Nhưng, dù là cá sông hay cá biển, tô canh chua muốn ngon thì cá phải tươi. Rau ăn kèm trong nồi canh chua cũng tùy nơi, phổ biến nhất bạc hà, giá, đậu bắp, đặc biệt miền Nam có những loại ăn kèm độc đáo như bông so đũa, bông điên điển, bông lục bình... Mỗi món canh chua có hương vị khác nhau nên cũng có sức hấp dẫn riêng. Canh cá rô nấu với lá me non. Canh cá lạt nấu với lá dít. Canh cá cờ hay cá lóc nấu với lá cóc non. Canh cá bống nấu với lá giang. Lá nấu thường phải vò nát trước khi cho vào nồi mới ra hết chất chua. Canh tép nấu với trái giấm. Canh cá ngát nấu với trái bần. Canh cá lăng nấu với măng chua. Canh cá chạch nấu với cơm mẻ và bông so đũa. Đặc biệt ở vùng Kiên Giang còn có canh chua nấu với sả nghệ không vùng nào có. Cá chai, cá dẩu, cá cơm, cá nục, cá ngạnh, cá dò, cá linh, cá bông lau, cá lóc…, cá nào nấu canh chua cũng ngon. Ăn canh chua phải có chén nước mắm nguyên không pha, giằm thêm vài trái ớt hiểm, vừa ăn vừa hít hà mới đã. Có thể nói, canh chua chứa đựng cả một nghệ thuật ẩm thực với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Và vì vậy, ăn canh chua không chỉ ăn bằng miệng, mà còn bằng mắt, bằng mũi. Tô canh thường đủ sắc trắng, xanh, vàng, đỏ và phải thật nóng, khói bốc nghi ngút mang theo mùi chua cay lẫn mặn ngọt, ngửi thôi đã thấy thèm. Canh chua ăn thường ngày với bát cơm trắng nóng hổi, nhưng khi có khách lại biến tấu thành lẩu chua”. Cái nồi lẩu cho vào gia vị chua, rồi thả cá vào, nêm nếm cho vừa miệng. Rổ rau để bên cạnh: rau muống, bắp chuối, rau nhút..., vừa ăn vừa nhúng rau, đơn giản vậy mà có khi lai rai đến hết buổi. MAI THẢO. Đầu bếp Martin Yan đã có hành trình "đi chợ" trên làng chài nổi Vung Viêng thuộc Bái Tử Long để thăm bè nuôi cá, tìm hiểu cuộc sống và sinh hoạt của người dân địa phương. Bếp trưởng này còn đưa đầu bếp Yan đến làng Việt Hải - một làng rất hẻo lánh, thơ mộng, yên bình thuộc đảo Cát Bà - để tìm hiểu về một loại cua đặc biệt được người dân làng Việt Hải gọi tên là "Cù Kỳ" với càng lớn, thịt chắc và ngọt. Cốm vòng. Ảnh: Eva. Cây cỏ Việt Nam là nguồn tài nguyên vô giá. Ngoài lúa, ngô, khoai, sắn là nguồn lương thực còn có hàng ngàn loài cây cỏ khác được dùng làm rau ăn, hàng trăm loại rau được coi là những cây gia vị.Rau gia vị hay gia vị nói chung, có thể được hiểu nôm na là nguyên liệu có mùi vị đặc biệt, được thêm vào trong khẩu phần ăn, giúp món ăn ngon hơn. Đây là nguyên liệu cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho các món ăn. Mộ̣t tô cháo cá sẽ ngon hơn khi được cho thêm ít hành lá, rau ngò rí, rắc thêm bột tiêu hay vài miếng ớt. Món canh cải xanh nếu thiếu gừng sẽ kém phần thú vị. Món bánh tôm, bánh xèo, bánh khoái mà thiếu rau tía tô, rau thơm, diếp cá thì sẽ không còn hấp dẫn …. Rau gia vị là nguyên liệu không thể thiếu được cho mỗi bữa ăn, hơn thế nữa, nhiều cây rau gia vị chính là nguồn dược liệu quý giá. Hành Hành được trồng quanh năm, chủ yếu để làm gia vị trong các món xào, nấu, nêm vào canh, cháo, ướp thịt, muối dưa, trộn gỏi, …Hành là loại thân thảo, cây sống lâu năm, có củ, có mùi đặc biệt. Cây có 5 – 6 lá, lá hình trụ rỗng dài 30 – 50 cm, phía gốc là phình to, trên đầu thuôn nhọn, hoa tự mọc trên một ống hình trụ, rỗng. Phần củ hành dùng làm gia vị ướp thịt, tôm, cá. Món thịt kho, cá kho không thể thiếu hương vị của củ hành. Phần lá được sử dụng nhiều để nêm canh, cho vào các món xào, món kho hoặc làm mỡ hành. Rất nhiều món ăn Việt Nam sử dụng mỡ hành, đặc biệt các món bánh miền Trung như bánh bèo, bột lọc, bánh khoái, chạo tôm…bao giờ cũng có mỡ hành. Mỡ hành vừa làm tăng vị thơm ngon cho món ăn, vừa tạo màu sắc thêm hấp dẫn. Từ xa xưa, hành còn là một vị thuốc được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh Ví dụ: hành làm thuốc ho, trừ đàm, chữa chứng ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng. Hành dùng trong việc điều trị chứng bụng nước do gan cứng, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, sắc lấy nước uống chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm nhức đầu, mặt mày phù thủng, làm sáng mắt. HẹCây hẹ là cây thân thảo, thường có chiều cao 20 – 30 cm tùy đất và tùy mùa vụ. Cây hẹ có lá dài, mùi đặc biệt, cọng nhỏ hơn hành, mọc thành túm và có nhiều rễ con. Cây hẹ thường dùng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Lá hẹ có thể dùng thay thế lá hành. Hẹ còn thường được dùng để muối chua chung với giá, ăn với thịt heo, bánh tét, bánh chưng. Hẹ và giá muối chua là món ăn được nhiều người ưa thích.Trong củ hẹ có chất sunfua, saponin và chất đắng. Theo một công trình nghiên cứu khoa học năm 1948, người ta đã chiết xuất được chất Odorin từ củ hẹ, chất này ít độc đối với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphyllococcus Aureus và Bacillus Coli. Người ta còn phát hiện thấy trong hẹ có chất Ancaloit và Saponin có tác dụng chữa bệnh. Do vậy, trong đời sống hàng ngày người ta coi hẹ là thuốc trị ho, trị tiêu chảy, cảm cúm, đầy hơi. Dùng hẹ tươi hay hẹ muối chua hàng ngày sẽ rất tốt cho trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, ăn sống hay uống nước ép hẹ tươi có hiệu quả hơn là nấu chín hoặc sắc thành nước uống. Ngò rí Ở nước ta ngò rí mọc khắp nơi, quanh năm. Ngò rí là loại cây thân thảo, cây thẳng, bên trong rỗng, toàn bộ cây có mùi thơm nồng, nhất là khi ta vò dập nát lá và thân cây. Lá non hình tròn, mép khía tròn. Lá bị xẻ rất sâu, hình những gai nhỏ giống như sợi chỉ.Ngò rí là loại cây gia vị, có thể ăn cả thân lẫn lá, ăn sống hoặc nêm vào cháo, canh khi đã nấu chín. Ngò rí làm cho món ăn có thêm hương vị dễ chịu, có hạt được sử dụng để làm hương liệu trong công nghiệp chế biến rượu, xà phòng, dùng làm thuốc chữa cảm hàn, ho, sốt, nhức đầu. Sả Sả là cây thân thảo, sống lâu năm nhờ có khả năng chịu hạn khá. Cây sả thường mọc thành bụi, cao từ 0,8 – 1,5m. Thân rễ trắng hay hơi tím, có nhiều đốt, các bẹ lá ôm chặt nhau rất chắc, lá hẹp, dài giống lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.Sả được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Luộc ốc cần có một ít lá sả, ốc sẽ ngon hơn. Làm nước chấm ốc cần có một vài tép sả băm nhuyễn pha với nước mắm chanh, ớt, đường vị sẽ rất hấp dẫn. Món bún bò Huế, bò kho không thể thiếu vài tép sả đập dập cho vào nước hầm. Trong thời gian kháng chiến, thức ăn thiếu, nhân dân ta dùng sả rang với tôm, muối, thành món ăn mặn, ăn với cơm.Sả cho tinh dầu và có mùi chanh rất rõ. Có người dùng sả để nấu nước tắm. Tinh dầu sả dùng làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, đuổi muỗi, dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa, chất thơm. Lá sả dùng đun pha nước uống cho mát và dễ tiêu. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi , chữa cảm sốt .Ngò gai Dùng làm gia vị do có mùi thơm nhẹ giống như rau mùi rau ngò. Thường ăn sống hay trộn vào thức ăn khi đã làm chín, nêm vào cháo, canh, súp,… tạo thành mùi thơm dễ chịu, kích thích ăn ngon miệng. Ngò gai là loại cây thảo, mọc quanh năm, lá bóng xanh, có cuống dài, mép lá có răng cưa, hoa có màu vàng nhạt, tập hợp thành tán kép. Khi vò lá, hoa hoặc toàn cây ta thấy có mùi thơm dễ chịu. Ngò gai còn được gọi là mùi Tây, được trồng phổ biến ở vùng có khí hậu mát, trồng vào mùa lạnh tốt hơn là mùa nóng. Ngoài việc được dùng làm rau gia vị, người ta còn dùng quả, rễ củ và lá làm thuốc lợi tiểu, vì trong ngò gai có chất Apiozit. Lá ngò gai cung cấp một nguồn vitamin A đáng kể và có thể giã nhỏ đắp lên những vết viêm tẩy làm giảm đau và giảm sưng cho vết thương .Húng lủiHúng lủi dũi hay cây bạc hà nam, chủ yếu dùng để làm rau gia vị, người ta thường ăn sống nó với các loại rau sống, ăn với cà sống chấm mắm rất ngon. Húng lủi là loại rau gia vị đặc biệt trong các món gỏi, món trộn miền Trung. Món mì Quảng, cơm hến không thể thiếu mùi vị của loại rau này. Ngoài ra nó còn dùng để chữa bệnh ho, cảm cúm, giảm bớt ngạt mũi, làm giảm mùi tanh hành bằng cách vò nát xoa am thuc viet nam lên chỗ hôi.Húng cây Húng cây còn gọi là húng chanh, thường trồng quanh nhà, trong chậu, trong bồn, hay ngoài đất. Húng cây ăn sống có mùi thơm, dùng chung với món phở hoặc các món bún bò, bún riêu. Một số đầu bếp còn dùng trong món trộn, ăn quen sẽ thấy rất ngon. Húng chanh ngoài dùng làm gia vị còn làm thuốc chữa bệnh cảm cúm, chữa ho hen. Khi bị rết, bò cạp cắn người ta thường giã nát húng chanh rồi đắp lên vết thương để giảm đau, chống nhiễm trùng.Húng quế Là loại rau có mùi thơm cùng với húng lủi, húng láng, … dùng để làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, thường dùng để ăn sống cùng với rau sống các loại trong các món bún riêu, bún bò, phở. Húng quế chứa khoảng 6% protein và nhiều loại axit amin quan trọng: tryphotant, methionine, leucine, …Lá lốt Lá lốt có thể gọi là rau gia vị, nhưng cũng có thể xem là nguyên liệu chính. Lá thái nhỏ xào với thịt bò trở thành món ăn rất ngon miệng. Lá lốt có thể cuốn với thịt bò làm chả nướng, hoặc nấu với ốc, lươn. Lá lốt nấu với một số loại cá tanh, làm mất mùi tanh, giúp món ăn thêm ngon. Lá lốt còn được dùng làm thuốc sắc, uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, …Rau om rau ngổLà một món gia vị trong bữa ăn hàng ngày, thường được cho thêm vào món canh chua, canh khoai mỡ, phở hoặc dùng khi làm món xào lăn. Rau om còn có thể dùng làm thuốc chữa các bệnh ăn uống không tiêu, thổ huyết, băng huyết.Rau răm Rau răm được trồng rộng rãi, quanh năm. Công dụng chủ yếu là làm rau gia vị, ăn chung với thịt gà, trứng vịt lộn; có thể dùng nêm cháo cá, cháo thịt gà, trộn gỏi. Ngoài ra, rau răm còn có công dụng trị rắn cắn, hắc lào, lở chốc.Tía tô Tía tô là rau gia vị thường thấy hàng ngày trong các bữa ăn gia đình. Tía tô mát và có mùi thơm dễ chịu, nên thường được ăn sống với giá và các loại rau khác, dùng chung với các món bún. Tía tô ăn kèm với một số loại món ăn như lòng heo, dồi chó; các loại thịt, cá... Vừa ngon vừa giúp sạch miệng. Ngoài ra tía tô còn là thuốc chữa bệnh gia truyền: ho, giảm đau, giải độc, cảm mạo, nôn mửa.Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Thảo .
.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét