skip to main |
skip to sidebar
Hoạt động chính thức nào giới thiệu ẩm thực Việt Nam
Pure Gourmet Dinner bao gồm 3 bữa
tiệc được diễn ra từ ngày 19 đến ngày 21/12/2012. Đây là cơ hội trao đổi văn
hóa tuyệt vời dành cho những thực khách từ nhiều lĩnh vực hội ngộ. Pure Gourmet
Dinner được sáng tạo dưới sự tài hoa của phù thủy ẩm thực” Eric Danger – bếp
trưởng của lâu đài Chanteloup danh giá của nước Pháp. Từ những sự chọn lựa chọn
gắt gao về nguyên liệu thuần khiết cùng sự chọn lực dòng cognac tuyệt hảo đi
kèm món ăn, bếp trưởng Eric thật sự đã làm nức lòng các vị thực khách trong ba
đêm tiệc. Pure Gourmet Dinner bắt đầu cuộc hành trình của mình đến với giới nghệ
sĩ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh vào đêm 19/12/2012. Đặc biệt,
đêm tiệc còn trở nên đặc sắc hơn với giọng ca của nữ danh ca hải ngoại Ý Lan
cùng hai vị huấn luyện viên The Voice: Hồ Ngọc Hà và Đàm Vĩnh Hưng. Khung cảnh
rực rỡ của đêm tiệc khai màn Pure Gourmet Dinner Hồ Ngọc Hà trong sắc đỏ Giáng
sinh Đàm Vĩnh Hưng khuấy động với các ca khúc Giáng sinh Ý Lan mặn mà tuổi ngũ
tuần Đầu bếp Eric Danger ngoài cùng bên phải – chủ nhân của những công thức ẩm
thực Pure Gourmet Dinner Chuỗi đại tiệc tiếp tục đêm thứ hai đã đến với giới
doanh nhân Việt Nam vào đêm 20/12/2012 tại lâu đài Tajmasago tráng lệ. Pure
Gourmet Dinner đã làm hài lòng những thực khách khó tính bằng sự hài hòa giữa
món ăn và các loại rượu dùng kèm. Đêm tiệc tại lâu đài Tajmasago cũng không kém
phần thú vị với những giọng ca đến từ cuộc thi The Voice: Dũng Hà, Thùy Linh và
Hương Tràm. Đầu bếp Eric Danger bên bàn tiệc trước giờ đón khách Khung cảnh
Tajmasago tráng lệ Hương Tràm bùng nổ với các bản ballad Thùy Linh nồng nàn với
các bản jazz Dũng Hà lịch lãm Đêm tiệc thứ ba ngày 21/12/2012 tại 1960
Presidential Club là đêm tiệc được trông đợi nhất. Đây là lần đầu tiên, các tổng
biên tập của các tạp chí hàng đầu Việt Nam hội ngộ, cùng nhau thưởng thức ẩm thực
trong không khí Giáng sinh thân mật mang phong cách Pháp. Các khách mời đã có
những trao đổi thân tình, không chỉ còn là những câu chuyện về công việc, mà
còn là những câu chuyện đời thường về gia đình và cuộc sống. Khung cảnh tráng lệ
lãng mạn tại 1960 Presidential Club Đầu bếp Eric Danger cùng các thực khách
Cách trang trí phong cách Pháp bắt mắt tại buổi tiệc Ánh nến lung linh tại đêm
tiệc Các thực khách trong đêm tiệc trò chuyện thân tình Chuỗi đại tiệc Pure
Gourmet Dinner đã khép lại nhưng chắc hẳn những người yêu nước Pháp nói chung và văn hóa ẩm thực việt nam nói riêng sẽ luôn nhớ đến và chờ đợi chuỗi đại tiệc quay trở lại Việt
Nam, sáng tạo hơn, độc đáo hơn nhưng vẫn đậm chất tinh túy. Bát phở Hà Nội tại
cửa hàng phở Bình trên đất Houston, bang Texas, Mỹ. Michel Roux tuyên bố mỗi
năm sẽ có ít nhất 1 tháng sang Việt Nam, đi khắp các vùng miền tìm kiếm các
nguyên liệu tươi ngon để chế biến những món ăn của mình!. Bài viết được bố chồng
của tác giả là Bác sĩ Lê Văn Lân dịch sang Việt ngữ. Khi tôi khởi sự dùng nước
mắm - fish sauce - trong hầu như bất cứ và mọi thứ món ăn, tôi biết rằng tôi bắt
đầu trân quý lối nấu bếp của dân Việt Nam rồi đó. Cái món gia vị đậm đà tuyệt hảo
này đã cung hiến cho thực phẩm một mùi vị ngon ngọt và mặn mòi, khiến ta một
khi ghiền nó rồi, thực khó mà bỏ quên nó khi nấu ăn. Thịt, cá, rau cỏ... Hầu
như tuốt luốt mọi thứ chỉ cần rẩy chút nước mắm đều ngon trội hơn lên.Nhiều người
thường khuyến cáo tôi chớ kê mũi ngửi hay tệ hơn là rây vãi nó ra Tôi đã từng
kinh nghiệm cái nỗi khổ này khi tôi đánh vỡ tung tóe cả chai nước mắm trên sàn
bếp, làm cho mùi hôi khắm lừng lên cả mấy ngày sau tẩy không hết.Câu chuyện tôi
kể sau đây cho quý bạn biết tôi đã hâm mộ món nước mắm thế nào và cái điều tôi
kỳ vọng minh chứng hơn cả là lý do làm sao một cô gái Mỹ cao lớn, mắt xanh như
tôi lại trân quý và trọng vọng thức ăn và văn hóa Việt Nam. Kinh nghiệm đầu lưỡi
của tôi với thức ăn Việt là món súp bò phổ biến của Việt Nam - mệnh danh thông
thường là phở. Tôi được một cô bạn thân người Việt làm cùng sở đưa tới tiệm phở
Công Lý. Bạn tôi đã kỹ lưỡng dạy một điều quan trọng là muốn ăn phở ngon thì phải
tìm đến một nơi chuyên môn nấu phở. Bước vào tiệm này, tôi vẫn còn nhớ dai đẳng
cái mùi thơm nồng của nước dùng phở nấu với đại hồi và các mùi rau thơm tươi.
Cái mùi này nực nồng khiến bạn thực sự phải thay áo mình mặc sau khi ăn phở vì
y trang của mình quả tình đã ướp tràn trề với đủ thứ hương thơm. Thế là chúng
tôi ngồi xuống và gọi món ăn trong khi tôi lắng nghe thích thú cô bạn tôi líu
lo trao đổi bằng tiếng Việt gọi một tô phở tái lớn” giá chỉ có $ 4,95 thôi. Khi
phở dọn ra, tôi hơi kinh hãi thấy thịt bò tươi sống nằm vắt vẻo trên miệng tô
khiến tôi hoảng hốt ngó về phía cô bạn. Tôi vẫn tự hào mình chút ít đảm lược
trong chuyện nếm món ăn, nhưng không ngờ rằng mình sẽ ăn thịt bò còn sống
nhăn!. Cô bạn bèn trấn an tôi bằng cách nhúng thịt bò của mình trong tô phở
nóng, làm cho nó chín ngay tức khắc. Giây phút chân lý quả đã đến, nên tôi xúc
ngay một muỗng đầy nào giá sống, nào thịt bò, nào bánh phở, nào nước dùng và nếm
cái món súp cổ truyền của Việt Nam. Mùi vị nói giản dị là ngon tuyệt, và kể từ
đây tôi là một đệ tử hâm mộ phở. Kinh nghiệm này cũng dạy tôi cái điều mà tôi gọi
là ba căn bản” cho thức ăn Việt Nam: 1 Rẻ, 2 Ngon, 3 Nhiều. Có lẽ cái chuyến du
hành vỡ lòng này vào địa khu của phở đã dọn đường đắp lối cho tôi lấy chồng là
một thanh niên Việt Nam. Tôi thực tình nói không hẳn chắc, nhưng tôi biết rằng
Thái xứng đáng là chồng tôi. Kết hôn với anh đã khiến tôi như có một giấy thông
hành độc nhất vô nhị vào cái lãnh thổ mênh mông và muôn hình sắc của thực phẩm
và văn hóa của nước Việt Nam. Cái viễn kiến của anh đã chỉ dạy cho tôi làm sao
yêu mến cái tinh thần về một quốc gia của con người bất khuất và học hỏi càng
lúc càng tăng về mối duyên tình thắm thiết của họ về chuyện thực phẩm. Từ bánh
cuốn cho tới bò nhúng giấm và cá kho tộ, bao nhiêu món ăn yêu chuộng của tôi
bây giờ là món Việt Nam. Dù tôi là người Mỹ, gia đình của chúng tôi là gia đình
Việt Nam. Nhà tôi bây giờ đã ngửi thấy cái mùi cơm nấu chín đặc thù cho một mái
nhà Á Đông và ít khi mà chúng tôi không trữ trong nhà một bao gạo thơm hảo hạng
kếch xù và nước mắm. Và đương nhiên chúng tôi không mang giày dép đi trong nhà
và có rất nhiều đũa. Ngay cả con chó chúng tôi nuôi cũng có khuynh hướng Việt
Nam, và thường đớp ngồm ngoàm nhanh như chớp những thức ăn thừa đã được nấu với
nước mắm.Một đôi dịp cần quyết định đi ăn tiệm, thì cái lựa chọn của chồng tôi
luôn luôn vẫn thế: Nếu để tùy anh chọn, thì em thừa biết rằng anh thích Việt
Nam!”. Những dịp thường xuyên đi ăn những tiệm Việt Nam đã lưu lại cho tôi cảm
tưởng ghiền vài món căn bản của kiểu nấu nướng Việt Nam: thịt heo, giá sống,
rau thơm tươi và dĩ nhiên là nước mắm! Và ít lâu sau, tôi nghiệm rằng đối với
tôi, thưởng thức thực phẩm quả là chưa đã, tôi muốn tự tay tôi có thể làm chúng
để ăn sốt dẻo. Mặc dù chồng tôi đôi lúc cũng chịu ăn món burger Mỹ, nhưng trái
tim, bao tử và kỷ niệm ấu thời của anh ấy đã kết chặt với thức ăn Việt Nam. Do
đó, tôi mơ ước trở thành một tay nấu thuần thục về bếp Việt Nam.Tôi đã cẩn thận
khai thủ với món cơm thịt nướng, kể ra khá ngon ấy cũng nhờ nước mắm thôi. Rồi
tôi tiến lên cá kho tộ, món này đã khiến tôi phải thử đi thử lại dăm lần mới thắng
nước màu cho đúng mức. Ít lâu sau, tôi cảm thấy sẵn sàng để chạy những dặm đường
dài xa hơn: làm bánh xèo! Tôi hoạch định một bữa ăn tối thịnh soạn cho gia đình
nhạc gia tôi gồm bố mẹ chồng, chị chồng và em chồng mục đích là nhắm coi mọi
người thấy tôi thành công hay thất bại. Đúng là căng thẳng biết bao, nhưng tôi
cảm thấy tôi có thể ganh đua. Trong khi tôi đứng bên bếp lò mướt mồ hôi và tinh
thần căng thẳng, xoay trở luôn tay đổ món bột quậy màu vàng, tôi cẩn thận liếc
mắt nhìn trộm những người khách trong khi họ ăn và hỏi: Bây giờ tôi đủ tư cách
làm dân Việt chưa?”. Bố chồng nhìn tôi cười rạng rỡ trong miệng còn nhồm nhoàm
nhai bánh xèo và tuyên bố: Ồ, đủ quá đi thôi!”. Đây là giây phút tưởng thưởng
cho tôi, nó luôn thôi thúc tôi hưởng thụ và kiện toàn cách nấu nướng Việt
Nam.Các bạn có thể tự hỏi tại sao tôi, một người Mỹ, lại hân hoan ôm món ăn Việt
vào lòng. Một trong những lý do chính là tôi phải ý thức để thấu hiểu cái ý
nghĩa rộng lớn hơn của thực phẩm trong văn hóa Việt Nam. Mỗi khi mẹ chồng tôi mời
chúng tôi lại ăn cơm, đó là một dịp họp mặt xã hội. Chúng tôi quây quần quanh
bàn ăn, uống rượu và trao đổi những chuyện trò, món ăn hầu như trở thành thứ yếu
đối với thời khắc sum họp gia đình. Lớn lên trong truyền thống ăn hamburger làm
sẵn, tôi luôn luôn trân quý món ẩm thực việt nam ăn tươi ngon được chế
biến từ không nhiều vật liệu với hương thơm bổ khỏe của các thứ rau tươi!Cũng
ngộ thay lối ăn theo Việt Nam, nghĩa là món ăn dọn trên bàn vô số kể chẳng tốt
gì cho vòng eo đó và mặc bạn tùy thích gắp cho mình. Hầu như không nghe họ nói
ăn theo kiểu Mỹ là dọn ra cho mỗi dĩa thực khách những phần chia cố định của mỗi
món ăn. Tôi vẫn không hiểu nổi làm sao những người thân Việt Nam của tôi thân
hình vẫn thon gọn mặc dù tôi từng chứng kiến những buổi ăn nhậu no tuyệt đối
cành hông. Một điều tương phản mà tôi thực sự nhận xét giữa cách ăn của dân Mỹ
và dân Việt là cảm tưởng của họ về chuyện ăn. Dân Mỹ thường rất bị ám ảnh và lo
âu về chuyện ăn. Họ ăn những món họ hưởng thụ, tuy nhiên họ lại tuồng như hối hận
vì ăn. Dân Mỹ yêu món ăn fast food, tuy nhiên lại đồng thời lên án nó. Dân Việt
thì lại thoải mái hơn rất nhiều và thực sự hưởng thụ chuyện ăn, dù là thức ăn
béo bổ hay không. Tôi thích cái thái độ lành mạnh này về thức ăn.Dinh dưỡng của
món ăn Việt cũng là một lý do khác mà tôi thích nó. Trong khi món ăn Mỹ tiêu biểu
thường nặng, béo và ít khi chứa rau xanh, món ăn Việt thì lại quân bình nhiều
hơn về mặt dinh dưỡng. Xin chớ cho tôi nói sai, dân Việt thích món thịt bò, và
chả giò của họ cùng mỡ heo, nhưng những món này được quân bình hóa với một vài
dĩa cơm và hầu như luôn luôn với ít nhiều lêghim và rau xanh.Bây giờ thì tôi cảm
thấy làm chủ được tài nấu ăn Việt, chặng đường kế tiếp là ngôn ngữ. Tôi phải chấp
nhận rằng đôi lúc tôi cảm thấy bị gạt một bên khi mọi người nói tiếng Việt dù rằng
người chồng yêu quý tôi luôn luôn mau lẹ phiên dịch cho tôi. Chúng tôi đôi lúc
nói về sự sống ở Việt Nam, điều nay tôi rất thích. Đây chính là phương cách duy
nhất mà tôi cảm thấy tôi thực sự có thể học ngôn ngữ. Và tôi chắc chắn tôi sẽ học
thêm vài mánh khóe nấu ăn từ dân địa phương. Khi tôi ngắm Alexandra, đứa con
gái mới thôi nôi của chúng tôi, mỗi ngày mỗi lớn, tôi cảm thấy nó thực sự có
phước. Nó được cha mẹ nó thương, và càng đặc biệt hơn, nó đã thoát thai từ hai
văn hóa: Hoa Kỳ và Việt Nam. Cũng như nét vẻ của chồng tôi và tôi đã được trộn
lẫn giao hòa trên khuôn mặt xinh đẹp của nó, nó sẽ kính yêu cả hai ngôn ngữ, cả
hai lối ẩm thực, cả hai văn hóa, cả hai dân tộc. Và một ngày nào đó, chính tôi
sẽ cố gắng dạy nó làm bánh xèo.. Các ca sĩ Cẩm Vân, Quang Linh, Ngọc Ánh, Lam
Trường, Phương Vy, Phan Đinh Tùng, Nguyễn Hồng Ân, Võ Hạ Trâm, Triệu Lộc, Quốc
Thiên, nhóm Phù sa, Mây trắng, 4 Tenors... Sẽ gửi đến các ca khúc đậm đà hương
vị Tết.. Một khách mời đặc biệt nữa: chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân sẽ
giới thiệu những món ngon ngày Tết ngay trên sân khấu.Như Hà. Các món ăn Việt
Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước
phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa. Du khách Nhật
thích những món ăn với nước mắm của Việt Nam. Anh Quốc nói, anh chọn đề tài đó
vì nhiều đầu bếp nước ngoài chưa phân biệt được đâu là hương vị món ăn Việt Nam
và món ăn Trung Hoa. Đến giờ họ đã biết nước mắm làm nên sự khác biệt. Anh hướng
dẫn cho những đầu bếp nước ngoài cách sử dụng nước mắm, kể cả mắm ruốc, mắm tôm
để đưa vào chế biến những món ăn sao cho hương vị đậm đà thơm ngon, hấp dẫn,
làm cho họ ăn mà thích và không hề ngại mùi. Chia sẻ về việc sử dụng nước mắm
chế biến món ăn, anh Quốc nhấn mạnh, Nên dùng nước mắm sản xuất theo thủ công
truyền thống, còn nước mắm công nghiệp chỉ có thể sử dụng để làm nước chấm”.
Nhiều người cho rằng, nước mắm sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thì sạch
hơn. Tuy nhiên, nếu tinh ý sẽ thấy nước mắm công nghiệp dịu vị mặn chứ không phải
đậm đà vị cá, dù trên chai ghi độ đạm cao”, anh Quốc nhận xét. Nước mắm truyền
thống tùy vào kỹ thuật chượp cá của nhà thùng mà có vị ngon khác nhau đôi chút
nhưng nếm đều đậm đà vị cá. Theo kinh nghiệm của anh Quốc, cách phân biệt: Nước
mắm truyền thống có độ đạm tự nhiên của cá, khi nhỏ nước mắm lên da sẽ thấy ngứa,
nếu nhỏ vào chỗ da mềm thì da sẽ đỏ lên, khi dính vào người thì sẽ hôi dai; còn
nước mắm công nghiệp nhỏ lên da không thấy ngứa, ít hôi, thậm chí không hôi.
Dùng hai loại nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp có cùng độ đạm, ướp
cùng một loại thịt, cá sẽ thấy nước mắm truyền thống thấm vào thực phẩm tốt
hơn, khi nấu chín món ăn có vị đậm đà trong từng sớ thịt, cá. Dù nước mắm truyền
thống có nặng mùi thì khi nấu mùi sẽ bay bớt, để lại hương thơm đặc trưng. Nước
mắm công nghiệp khi nấu món ăn thì mùi vị không hấp dẫn, nếu là món kho thì
không cảm được vị ngon của thịt, cá, chỉ có nước kho ngọt như mình dùng bột ngọt,
đường... Anh Quốc nhận thấy rằng, nước mắm công nghiệp chỉ dùng để chấm sống,
chứ dùng để pha nước mắm chấm các món bánh xèo, gỏi cuốn, bì cuốn, chả giò hay
ăn với bún thịt nướng, bánh cuốn… cũng không ngon bằng nước mắm truyền thống
pha. Kinh nghiệm của Quốc dùng nước mắm truyền thống pha nước mắm chấm là ngoài
chanh hay giấm để làm dịu nước mắm, nên cho một muỗng canh nước trà vào một tô
nước mắm pha khoảng 0,5 lít. Nước trà có tác dụng làm giảm độ mặn của nước mắm.
Ở miền Nam, các món kho, từ kho tộ, kho ram, đến kho tàu với nguyên liệu chính
là thịt heo, hay cá lóc cá quả, ngoài các gia vị cần thiết thì không thể thiếu
một loại gia vị tạo hương vị và màu sắc hấp dẫn cho món ăn là nước màu dừa. Nước
màu dừa là một chế phẩm đặc biệt, làm từ nguyên liệu chính là nước dừa. Khi ướp
gia vị cho món kho, chỉ cần thêm vào ¼ muỗng cà phê nước màu dừa cho 1 kg thịt
hoặc cá là đủ. Nhờ nước màu dừa, món kho sẽ có màu nâu cánh gián rất đẹp và có
hương vị đậm đà khó quên. Có người đã dùng caramel đường cát bị đốt cháy đen để
ướp món kho, nhưng kết quả không thể nào sánh dược với nước màu dừa từ hương vị
cho đến màu sắc. Tuy nhiên, để có được nước màu dừa đúng chất lương” là cả một
kỳ công của những người phụ nữ quê dừa. Với người miền Nam, để có được món kho,
không thể thiếu nước màu dừa. Nước màu dừa có nguồn gốc từ xứ dừa Bến Tre, nơi
có những vườn dừa am thuc viet nam mênh mông. Trước đây, khi tới kỳ thu hoạch –
thường là mỗi tháng, hay tháng rưỡi - những quả dừa khô được hái gom về chất đống
trên sân của chủ vườn và được tiêu thụ chủ yếu là phần cơm dừa. Để lấy cơm dừa,
người ta phải đập bể trái dừa, bỏ nước dừa đi. Phần nước dừa nầy nếu có ai hỏi
xin thì chủ sẽ cho không. Những người phụ nữ nghèo vùng quê thường tranh thủ
gom số nước dừa này về nấu thành nước màu dừa còn gọi là thắng nước màu dừa.
Trước đó, phải gom, lượm các quả dừa điếc, cành dừa rụng, nhánh cây củi khô…
làm chất đốt để không phải tốn tiền mua. Vì thế, nước màu dừa có thể xem là sản
phẩm của người dân nghèo của miền quê. Chế biến nước màu dừa rất công phu. Để
biến chảo nước dừa trong, loãng thành một sản phẩm có độ keo, sền sệt phải nấu
liên tục 24 giờ, luôn giữ ngọn lửa cháy đều và canh khi nước dừa trong chảo cạn
lưng chảo phải châm đổ thêm vào. Thường thì người ta thắng nước màu dừa bằng chảo
gang.Thoạt đầu, nước dừa được đổ đầy chảo, đun cho sôi, khi thấy nước dừa trong
chảo cạn bớt thì châm thêm nước dừa vào cho đến khi nước sệt nhiều, sau đó phải
để lửa nhỏ, canh cho nước màu tới” có độ keo, sánh là đạt. Thông thường, với lượng
nước dừa khoảng 480 lít, sẽ thu được non 20 lít nước màu, tức là khoảng 4% dung
tích ban đầu. Loại nước màu dừa tốt này không có màu thực phẩm và chất bảo quản,
có thể để dành sử dụng cả năm không sợ hư, mốc và khi dùng nó để nấu món kho,
thì cái màu sắc và hương vị độc đáo của món kho là không có gì so sánh được.
Phương Mai .
Royal City tại 72A Nguyễn Trãi –
Địa chỉ mới của Grand Brothers Buffet từ 26/7/2013. Một trong những công đoạn sản
xuất bánh phở. Ảnh sưu tầm. Nấu tiệc cho cựu thủ tướng Lý Quang Diệu Sinh năm
1980, Võ Quốc hiện còn độc thân. Từng làm chuyên gia trả lời tư vấn ẩm thực, thực
phẩm cho Yahoo, năm 2008, anh được nhà mạng này mời sang Singapore dự một buổi
tiệc chiêu đãi món ăn các nước. Võ Quốc đã trổ tài nấu các món ăn Việt Nam và
được ban tổ chức đánh giá rất cao. Trong thời gian đó, cựu thủ tướng Singapore
Lý Quang Diệu có tổ chức tiệc tại gia và Võ Quốc vinh dự ẩm thực việt
nam được mời đến đảm trách buổi tiệc này. Võ Quốc cũng từng phụ trách
tiệc chiêu đãi trong chương trình Ngàn năm Thăng Long 2010. Ngoài ra, anh còn
được đề cử hướng dẫn món Việt cho các lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam
trong những ngày Family Day” của họ, khoảng 4-6 ngày/năm và tham gia dạy nấu ăn
cho khách du lịch…. Mảnh đời bất hạnh.. Michel Roux tận tình hướng dẫn các đầu
bếp trẻ người Việt... Ngay từ sáng qua, nhiều teen Việt đã đến lễ hội từ rất sớm
để thưởng thức những món lạ” của ẩm thực Hàn Quốc với chỉ 10 nghìn đồng/1 phiếu
mua. Sáng nay 27/11, ngoài việc tự tay làm và thưởng thức món cơm cuốn rong biển,
các bạn trẻ còn đặc biệt thích thú với việc hóa thân thành nàng Đê Chang Kưm
xinh đẹp, tươi tắn trong trang phục Hanbok truyền thống của người Hàn Quốc.
Chính vì thế, gian hàng thử Hanbok được nhiều teen nữ quan tâm nhất. Mặc dù phải
xếp hàng khá dài để chờ đến lượt mình, nhưng nhiều teen vẫn chờ và háo hức khi
thấy mình được biến thành nàng Đê Chang Kưm xinh đẹp.Xin giới thiệu chùm ảnh
"diện" Hanbok của teen Việt.Ban đầu phải xếp hàngVà cùng vào thử...Chụp
ảnhHanbok cho nam giới cũng được một số chàng trai "diện" thửĐoàn Lê.
Bác Phan Văn Hoàng Lê Văn Sỹ, quận 3, TPHCM: Nên chọn phở làm món ẩm thực đại
diện Món ăn thể hiện sự tinh túy và tinh thần dân tộc. Một quốc gia nên chọn
cho mình một món ẩm thực. Ở Việt Nam nên chọn món phở. Hiện nay, phở Việt Nam rất
nổi tiếng trên thế giới nên các chính khách khi đến Việt Nam đều thích dùng món
phở. Năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam đã dùng và rất thích
món phở. Ngay cả Đại sứ Thụy Điển Anna Linsted cũng nói, hãy nghĩ đến việc mở
chuỗi nhà hàng bán phở ở Stockholm Thụy Điển, nếu không thích món phở Việt Nam
chắc chắn bà sẽ không nói như vậy. Chúng ta nên tự hào vì phở Việt Nam có tại
nước ngoài như Mỹ, Pháp, Nhật hoặc các nước trong khu vực, nơi nào có người Việt
Nam là nơi đó có món phở. Vấn đề là làm thế nào để xây dựng thương hiệu Việt
Nam qua ẩm thực. Nói đến nước Nga mọi người nghĩ đến món salad, Campuchia là hủ
tiếu Nam Vang, Hàn Quốc có món kim chi thì Việt Nam có món phở. Ở các vùng miền
của Việt Nam đều có món phở tuy mỗi vùng cách nấu và gia vị có khác nhau. Nhà
văn, giảng viên Lê Đình Bích trường Đại học Cần Thơ, TP Cần Thơ: Cơm tẻ là mẹ
ruột Nói đến việc chọn món ăn để làm đại diện ẩm thực theo góc độ văn hóa thì
không có gì khác ngoài cơm, dân tộc Việt Nam vốn xuất thân từ nền văn minh lúa
nước nên tôi nghĩ chọn món cơm là thích hợp nhất và cũng không có món nào có thể
thay thế cơm, chả thế mà ông bà ta có câu: cơm tẻ là mẹ ruột hoặc cơm với cá
như mạ với con. Tuy Việt Nam có nhiều món ăn ngon nhưng chủ yếu là các món ăn
chơi chứ không phải món chính. Những món như vậy có thể ăn một ngày hai ngày là
nhiều lắm rồi am thuc viet nam xua va nay nhưng với cơm thì quanh năm suốt
tháng ăn không chán. Thử hỏi có nhà nông nào chê cơm mà đi ăn món khác không.
Thậm chí họ còn ăn cơm ngày ba bữa và cho rằng ăn cơm chắc bụng, khỏe mới làm
việc nặng.Điều quan trọng nhất của thực phẩm là mang lại sức khỏe chứ không phải
là biểu diễn, cũng từ gạo ta có thể làm nhiều món cơm khác nhau để thêm phần lạ
miệng, ngon. Nếu làm được như vậy thì món cơm Việt Nam nổi tiếng khắp nơi với bạn
bè thế giới. Thông thường khách du lịch nói chung luôn chọn những món thuộc về
đặc sản của vùng miền và quốc gia nên ta nên nghĩ đến làm thế nào để món cơm Việt
Nam luôn được phong phú và thực sự cũng là linh hồn cho dân tộc như truyền thuyết
vốn có của nó.Nhóm PV thực hiện. Khu bếp của nhà hàng La Maison 1888 được
Michel Roux đánh giá là tốt nhất trong tất cả các nhà hàng mà ông đã mở cửa .
.
Lên đầu trang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét